Viêm lộ tuyến cổ tử cung: Nguyên nhân – Triệu Chứng – Tư vấn điều trị
- 1. Viêm lộ tuyến cổ tử cung là gì?
- 2. Triệu Chứng
- 3. Nguyên Nhân
- 4. Biến Chứng
- 5. Tư Vấn Điều Trị
- 5.1. Với 2 cách điều trị chuyên khoa
- 5.2. Một số sai lầm trong điều trị bạn cần tránh:
- 6. Cách Phòng Ngừa
- 7. Kết Luận
Viêm lộ tuyến cổ tử cung là một bệnh hay gặp ở chị em nữ giới nhất là đang trong độ tuổi sinh đẻ, tỷ lệ bị bệnh trong các bệnh viêm nhiễm phụ khoa chỉ đứng sau viêm âm đạo. Và tại nội dung bài viết sẽ đưa đến đầy đủ kiến thức chuyên khoa cho bạn: Nguyên nhân, triệu chứng, những biến chứng cho cơ thể, cách điều trị nào bác sĩ khuyên dùng
Viêm lộ tuyến cổ tử cung là gì?
Nó là tình trạng khi các tế bào mềm (tế bào tuyến) lót bên trong ống của cổ tử cung lan ra bề mặt bên ngoài của cổ tử cung. Bên ngoài của cổ tử cung thường là các tế bào cứng (tế bào biểu mô).
Nơi hai loại tế bào gặp nhau được gọi là vùng chuyển tiếp.
Tình trạng viêm đôi khi được gọi xói mòn cổ tử cung. Tuy nhiên, bạn có thể yên tâm rằng cổ tử cung không thực sự bị ăn mòn.
Nó không phải là ung thư và không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Trong thực tế, nó không phải là một bệnh. Mặc dù vậy, nó có thể gây rắc rối cho một số phụ nữ.
Triệu Chứng
Khi nào bạn nên đi khám phụ khoa, ngay khi bạn xuất hiện một trong những triệu chứng dưới đây.
+ Thay đổi về khí hư, xuất hiện màu trắng đục hoặc vàng đục, vàng, xanh, mùi hôi khó chịu, dạng loãng, có bọt hoặc đặc dính kết thành từng mảng; vùng kín ngứa ngáy, khó chịu
+ Đau và chảy máu trong hoặc sau khi quan hệ
+ Chảy máu trong những tháng cuối của thai kỳ
+ Ra máu nhỏ giọt giữa các kỳ kinh
+ Đau vùng bụng dưới, đau lưng
+ Một số trường hợp đi tiểu dắt, khó tiểu, tiểu nhiều lần, nóng rát khi đi tiểu
+ Rối loạn kinh nguyệt.
Khi thăm khám phụ khoa ngoài bước thăm hỏi triệu chứng khó chịu sức khỏe ở bạn, bạn sĩ sẽ tiến hành siêu âm
Hình ảnh siêu âm sẽ cho bạn thấy:
– Viêm lộ tuyến cổ tử cung độ I (vùng lộ tuyến chiếm dưới 1/3 diện tích của cổ tử cung). Diện tích vùng lộ tuyến bị viêm nhiễm dưới 0,5cm thuộc giai đoạn này.
– Viêm lộ tuyến cổ tử cung độ II (vùng lộ tuyến chiếm ½ đến 2/3 diện tích của cổ tử cung). Diện tích vùng lộ tuyến bị viêm nhiễm khoảng từ 0,5 đến 1cm.
– Viêm lộ tuyến cổ tử cung độ III (vùng lộ tuyến chiếm hơn 2/3 diện tích của cổ tử cung). Diện tích vùng lộ tuyến bị viêm nhiễm trên 1 cm.
Viêm lộ tuyến cổ tử cung và ung thư cổ tử cung không liên quan. Tuy nhiên, cổ tử cung của một phụ nữ bị viêm lộ tuyến cổ tử cung có thể trông tương tự như của một phụ nữ bị ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu.
Vì lý do này, bác sĩ sẽ cần loại trừ ung thư cổ tử cung nếu cổ tử cung của phụ nữ trông đỏ hơn hoặc bị viêm nhiều hơn bình thường. Họ có thể thực hiện các xét nghiệm sau:
+ Xét nghiệm Pap : Còn được gọi là xét nghiệm Pap smear, điều này liên quan đến một chuyên gia chăm sóc sức khỏe lấy một mẫu tế bào nhỏ từ cổ tử cung để kiểm tra papillomavirus ở người (HPV) và thay đổi tế bào ung thư hoặc tiền ung thư.
+ Soi cổ tử cung : Đây là khi một chuyên gia chăm sóc sức khỏe kiểm tra cổ tử cung chặt chẽ hơn với ánh sáng và dụng cụ phóng đại.
+ Sinh thiết : Đây là khi một mẫu mô nhỏ được lấy và kiểm tra các tế bào ung thư. Một người phụ nữ có thể trải nghiệm chuột rút trong quá trình.
Nguyên Nhân
Bạn có thể mắc phải viêm lộ tuyến khi:
+ Bạn đã từng can thiệp thủ thuật ngoại khoa
+ Bạn có tiền sử nạo phá thai nhiều lần, sảy thai;
+ Bạn đã từng sinh nở hoặc mắc các bệnh lý viêm nhiễm đường sinh dục, mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục do quan hệ tình dục không an toàn.
+ Bạn có thói quen vệ sinh kém: lười vệ sinh, vệ sinh sai cách, thụt rửa âm đạo,…
+ Bạn quan hệ tình dục không an toàn, nhiều bạn tình.
+ Bạn đang gặp phải rối loạn/mất cân bằng nội tiết tố.
+ Bạn gặp phải tác dụng phụ của một số loại thuốc như: thuốc phá thai, thuốc tránh thai, thuốc ngủ, thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm cân, thuốc giảm béo,…
+ Bạn bị tiểu đường, suy giảm rối loạn miễn dịch.
Biến Chứng
+ Khí hư ra nhiều mùi hôi, tình trạng ngứa ngáy ở vùng kín, quạn hệ ra máu sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động tình dục
+ Dịch âm đạo ra nhiều sẽ cản trở sự di chuyển của tinh trùng, khiến cho tình trùng không thể tiến tới trứng để thụ tinh, dẫn đến khó thụ thai
+ Bệnh để lâu vùng tổn thương dễ lan rộng viêm nhiễm ra toàn bộ cơ quan sinh dục, nguy cơ gây viêm âm đạo, viêm đường tiết niệu,… viêm nhiễm ngược dòng lên vòi trứng, buồng trứng làm tắc nghẽn tại vị trí này, nguy cơ vô sinh rất cao.
+ Bệnh lâu ngày, nguy cơ gây viêm cổ tử cung, thậm chí ung thư cổ tử cung khi xuất hiện tế bào lạ
Tư Vấn Điều Trị
Với 2 cách điều trị chuyên khoa
+ Điều trị bằng nội khoa: Phương pháp này thường được áp dụng cho những trường hợp nhẹ, vùng lộ tuyến nhỏ (độ 1). Người bệnh sẽ được chỉ định thuốc (đặt, uống hoặc bôi) giúp tiêu viêm hiệu quả, ngăn chặn sự phát triển của tác nhân gây bệnh và tiêu diệt chúng.
+ Điều trị bằng ngoại khoa: Bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng ngoại khoa cho nữ giới khi vùng lộ tuyến xâm lấn quá nhiều, phát hiện thấy có tế bào lạ. Tùy thuộc theo cơ sở y tế bạn lựa chọn sẽ có những phương pháp ngoại khoa khác nhau như: đốt điện, đốt laser, đốt sóng cao tần, áp lạnh,… để diệt tuyến.
Nếu bệnh nhân trải qua bất kỳ điều gì sau đây sau khi điều trị, họ nên quay trở lại gặp bác sĩ:
+ Khí hư có mùi hôi
+ Chảy máu nặng hơn một khoảng thời gian
+ Chảy máu kéo dài hơn dự kiến
Một số sai lầm trong điều trị bạn cần tránh:
+ Việc tự ý mua thuốc về nhà để sử dụng khi chưa có sự chỉ định từ bác sĩ.
+ Tham khảo những cách chữa dân gian chưa được kiểm chứng: chữa bằng tỏi, lá lốt, lá bàng, lá trầu không, rau diếp cá, lá chè xanh, lá ổi
Việc sử dụng sai thuốc, không đúng liệu trình sẽ không đem lại hiệu quả mà ngược lại còn khiến mầm bệnh có thêm thời gian để gây viêm nhiễm, bệnh nặng hơn
Cách Phòng Ngừa
+ Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ: vệ sinh vùng kín trước và sau khi quan hệ tình dục, trong kì kinh nguyệt, khi mang thai, hậu sản. Đặc biệt không được thụt rửa âm đạo.
+ Không mặc quần lót chật, chất vải thô, bí, quá bó.
+ Quan hệ tình dục an toàn.
+ Hạn chế sử dụng nhà vệ sinh công cộng, không tiếp xúc với môi trường ô nhiễm…
+ Không sử dụng chất kích thích, rượu, bia, thuốc lá, …
Kết Luận
Đã đầy đủ cho một quá trình tìm hiểu của bạn với bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung. Tất cả nội dung nhằm hướng đến cho bạn: cách phòng ngừa, cách nhận biết bệnh, nên làm gì khi có bệnh: thăm khám chuyên khoa, sớm nói chuyện với bác sĩ của bạn để có một cuộc điều trị chuyên khoa hiệu quả dứt điểm bệnh.
Bạn có thể liên hệ với bác sĩ tư vấn qua hòm thư TƯ VẤN TRỰC TUYẾN hoặc gọi tới số: 02438 255 599 – 0836 633 399 để được tư vấn và đặt lịch miễn phí.
Nguồn tham khảo:
+ Cervical ectropion (cervical erosion) https://www.guysandstthomas.nhs.uk/resources/patient-information/gynaecology/Cervical-ectropion.pdf Truy cập ngày 12/3/2019.
+ Cervical ectropion: What you need to know https://www.medicalnewstoday.com/articles/320298.php Truy cập ngày 12/3/2019.
+ What Is Cervical Ectropion (Cervical Erosion)? https://www.healthline.com/health/womens-health/cervical-ectropion Truy cập ngày 12/3/2019.
+ Cervical ectropion (cervical erosion) https://www.jostrust.org.uk/about-cervical-cancer/cervical-erosion-cervical-ectropion Truy cập ngày 12/3/2019.
Website bác sĩ Hà Thị Huệ: http://bacsiphukhoa.net.vn/